Kinh doanhPhong cách sốngTruyền cảm hứng

Phạm Thanh Tùng – Nhà Hoạch Định hàng đầu tâm huyết trong lĩnh vực Farmstay và kiến trúc sinh thái

Nhà hoạch định Phạm Thanh Tùng là chuyên gia tư vấn về định hướng, chiến lược, quy hoạch, kiến trúc cho farmstay, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,… Ngoài ra, anh còn là Phó viện trưởng của Viện kinh tế Du lịch và là giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn về tư vấn và quản lý đầu tư.

Năm 2008, là một kiến trúc sư, anh Phạm Thanh Tùng khi đó đã có nhiều dự định và trăn trở trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nội thất. Đến nay, với hơn 11 năm kinh nghiệm, anh chuyển định vị là một Nhà Hoạch Định, với tư duy và kiến thức về thương hiệu, chiến lược,  tư vấn phát triển vùng đất, hệ sinh thái, gây dựng dự án, định hướng quy hoạch và hoạch định kiến trúc.

Anh chia sẻ: “Trong khoảng thời gian làm kiến trúc, quy hoạch, khi làm thêm các công việc phát triển vùng đất, xã hội có thể phát triển bền vững. Đồng thời, mình nhận ra, chỉ làm kiến trúc không thể thực hiện việc đó. Vì vậy, mình chuyển định vị sang Nhà Hoạch Định, dành thời gian còn lại của cuộc đời để thực hiện những việc sung sướng hơn, đúng với lẽ sống hơn”.

Theo anh Phạm Thanh Tùng nhận định, trong thế kỉ gần đây, con người đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau. Trong thời gian tới, các cuộc khủng hoảng xảy ra sẽ liên quan đến vấn đề lương thực, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,… tất cả sẽ là mối đe dọa đối với nền nông nghiệp trên toàn thế giới. Vì vậy, quốc gia nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng lương thực, rau quả sẽ có tốc độ phát triển nhanh. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước có nhiều ưu đãi về điều kiện tự nhiên để canh tác, đầu tư phát triển nông nghiệp. Với hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, khí hậu ôn hòa, đường bờ biển dài, nguồn nông sản, thực phẩm dồi dào,…tất cả tạo nên một “kho báu” cho việc đầu tư vào du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp,… Đó cũng chính là những trăn trở, băn khoăn mà kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng đã và đang tìm ra giải pháp, hướng đi mới với vai trò là Nhà Hoạch Định.

Phạm Thanh Tùng là một người yêu thiên nhiên, mong muốn gìn giữ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên, về cây cối, thực vật, rừng, sông suối, ao, hồ. Đặc biệt, mục tiêu của anh là đưa Việt Nam trở thành quốc gia sánh vai trên thế giới về du lịch nông nghiệp. Khi thực hiện được điều này, sẽ thúc đẩy người nông dân Việt Nam hưởng nhiều lợi nhuận về nông nghiệp, từ đó thúc đẩy giá trị hàng hóa tăng lên, góp phần giúp kinh tế và du lịch quốc gia phát triển. Với cương vị là một nhà tư vấn, hoạch định, anh cũng mong muốn chính phủ sẽ có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, phát triển du lịch nông nghiệp của nước nhà.

Đặc biệt, khi nhắc đến kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng thì không thể không kể đến trào lưu farmstay. Anh chính là người đón đầu, phát triển “luồng gió mới” này ở Việt Nam. Theo anh: “Farmstay là chỗ ở, nơi nghỉ dưỡng dành cho du khách khi đến với trang trại để trải nghiệm các công việc hằng ngày của một người nông dân, tận hưởng không gian yên tĩnh, tham gia vào các hoạt động của nông trại. Bản chất của Farmstay phải là mô hình nông trại thực thụ chứ không phải là các mảnh vườn nhỏ kèm theo những căn nhà được phân lô trong một dự án.”

Mô hình du lịch này đã xuất hiện từ những năm 1980 ở Italia và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Á. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch Covid19, Farmstay đã bắt đầu xuất hiện và được nhiều du khách yêu thích. Mô hình này thu hút những du khách thích tận hưởng không khí trong lành, khí hậu mát mẻ, an toàn về sức khỏe, muốn tránh xa những ồn ào chốn đô thị hoặc đơn giản muốn tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ dưỡng. Loại hình Farmstay này thường xuất hiện ở những vùng có điều kiện tự nhiên ưu đãi, vùng quê hoặc đồi núi có không gian rộng thoáng, gần với những địa điểm du lịch nên rất thích hợp để nghỉ dưỡng và trải nghiệm.

“Tuy nhiên, farmstay là một loại hình mới mẻ tại Việt Nam mang lại nguồn thu đa dạng nhưng cũng đầy thách thức để phát triển. Đến nay, chính quyền chưa thực sự có một văn bản cụ thể quy định về mô hình farmstay tại Việt Nam. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể phát triển mô hình này đúng pháp luật và đầy sức hút với khách du lịch.”– Anh Phạm Thanh Tùng chia sẻ.

Để lan tỏa tri thức và tư duy về loại hình farmstay cũng như du lịch sinh thái, anh Tùng cũng có các chia sẻ thông qua nhiều Talkshow như Talkshow với Hiệp hội Du lịch Quảng Nam – Tiềm năng của mô hình farmstay tại Việt Nam; Talkshow ra mắt sách Farmstay tại Đà Nẵng; Chuỗi talkshow online về farmstay; Chuỗi talkshow kết hợp giữa Defarm và ADC Academy,… Số lượng bài viết, bài dịch sách về Farmstay của anh đã lên tới hơn 300 bài. Anh cũng đã tư vấn cho chính quyền, cá nhân hay các doanh nghiệp về du lịch cộng đồng, nông thôn, từ đó phát triển nền kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng và nước Việt Nam nói chung.

Cảm ơn những giá trị thực tiễn mà Nhà Hoạch Định Phạm Thanh Tùng mang lại cho nền du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái của Việt Nam. Hi vọng trong tương lai, farmstay sẽ sớm trở thành ngành du lịch tiềm năng đem đến nhiều lợi ích không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn với khách hàng và phát triển kinh tế vùng.  

Hàn Uyên

Các bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button