Hiện nay, diễn biến của đại dịch Covid-19 trong nước ngày càng phức tạp, các lực lượng tuyết đầu đang ngày đêm chống chọi với đại dịch, tinh thần quyết tâm, bất khuất không lùi bước của các chiến sĩ, bác sĩ và các tình nguyện viên, thì những sáng tác âm nhạc sẽ góp phần cổ vũ, động viên tinh thần của họ. Đây cũng là hoạt động thiết thực của các nhạc sĩ đóng góp vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Mới đây, nhạc sĩ Phan Hùng đã sáng tác ca khúc “Sài Gòn sao buồn thế? Hãy thức dậy đi” như một tiếng chuông báo thức Sài Gòn hãy thức dậy trở lại với cuộc sống nhộn nhịp, đông đúc, xô bồ. Nhạc sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư Phan Hùng sinh ngày 01/09/1969 tại Hội An – Quảng Nam. Lớn lên tại vùng quê Xuân Phú, Xuân Lộc, Đồng Nai, sau đó ông về TP.HCM học Đại học, sinh sống và xây dựng sự nghiệp ở đây. Niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng Từ nhỏ Phan Hùng đã được học nhạc của các thầy, các soeur trong nhà thờ và chủng viện Xuân Lộc. Phan Hùng đã học các lớp ca trưởng hòa âm do thầy Ngọc Linh, thầy Nguyễn Kim, cha Kim Long,…
Tốt nghiệp lớp giáo viên âm nhạc và sáng tác ca khúc năm 1999 đạt loại giỏi. Phan Hùng rất có khả năng về âm nhạc nhưng không theo nghề ấy mà “bén duyên” lĩnh vực hoạt động xây dựng. Yêu nhạc nhưng lại theo đuổi xây dựng Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng năm 2000 và theo học lớp cao học công nghệ quản lý xây dựng tại ĐH Bách khoa TPHCM. Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế, trường ĐH Griggs Hoa Kỳ, đạt xuất sắc.
Là một người con của Sài Gòn, nhạc sĩ Phan Hùng đã dùng hết tâm tình để viết nên ca khúc như nói lên nổi lòng của chính mình, người dân Sài Gòn và nổi niềm của người dân cả nước đang hướng về Sài Gòn thân yêu. Bài hát này, dưới sự trình bày của ca sĩ Triệu Lộc, mang đến cho người nghe những cung bậc cảm xúc lẫn lộn.
Bài hát “ Sài Gòn sao buồn thế? Hãy thức dậy đi” mang âm hưởng du dương nhẹ nhàng và mang một nổi buồn khó diễn tả thành lời, mở đầu bài hát là một tiếng chuông ngân vang nhưng muốn đánh thức Sài Gòn tỉnh giấc sau một thời gian ngủ yên trong đại dịch, hãy thức dậy đẩy lùi Covid để cuộc sống Sài Gòn trở lại nhịp sống, quỹ đạo an vui lời bài hát như một sự thôi thúc Sài Gòn.
“Sài Gòn sao buồn quá, thê lương buồn thật em ơi, buồn thật buồn. Những con đường ngày xưa đông đúc, phố xôn xao giờ đã không còn. Chợ đông người giờ đây hoang vắng, bến xe bến tàu lạnh vắng đìu hiu. Ghế đá buồn công viên héo hắt, giáo đường buồn không tiếng chuông ngân. Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi! Thức dậy đi !” .Sài Gòn đã trải qua một thời gian bình lặng đến hiếm thấy. Sài Gòn vốn là một trong những nơi đông đúc nhất của đất nước mà giờ đây vắng tanh đìu hiu không một bóng xe cộ, không một bóng người. Chỉ có những tiếng còi xe cấp cứu trong đêm vắng lặng tại Sài Gòn, nghe sao đau lòng quá.
Dịch bệnh COVID 19 đã hoành hành suốt hai năm trời, tưởng chừng cuộc sống sẽ được quay về quỹ đạo ban đầu nhưng không thông tin mỗi ngày có thêm cả trăm ca lây nhiễm khiến người Sài Gòn chẳng thể bình yên. Hàng quán đóng cửa, con phố đìu hiu, mọi người ai nấy đều ở nhà, vừa làm việc, vừa sinh hoạt trong bốn bức tường. Chắc hẳn, lúc này đây người dân thành phố nhớ lắm khoảng thời gian được xuống phố, được đi làm bình thường hay cả khoảnh khắc tắc đường vì đông đúc. Nhưng bây giờ đó là một thứ xa xỉ đối với họ.
“Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi,Thức dậy đi. Thức dậy mau lên mà trở lại. Để phố phường rộn vang khúc hát. Phố xá rộn ràng bừng lên sức sống. Nhịp sống Sài Gòn trở lại như xưa”.
Nhạc Sĩ Phan Hùng đã sáng tác lên một ca khúc chất chứa biết bao nhiêu là nổi niềm, tình cảm, cảm xúc đối với Sài Gòn. Gửi gắm biết bao nhiêu tâm tư, tình cảm, mong muốn của mình cũng như thay lời người dân trên đất nước Việt Nam muốn nói đến Gài Gòn tâm điểm của đại dịch rằng người dân cả nước đều hướng về niềm Nam thân yêu để cầu nguyện, hãy như những lời bài hát thức dậy trở lại với sức sống như xưa.
Bài hát ra mắt vào đúng ngay thời điểm đại dịch căng thẳng, đặc biệt Sài Gòn. Bài hát của anh được mọi người hưởng ứng đông đảo. Cảm giác được san sẻ những khó khăn, nổi tủi thân, nhiều người chợt rơi nước mắt vì xúc động. Mong rằng bài hát của anh một phần nào đó cổ vũ, động viên tinh thần của người dân Sài Gòn để vượt qua đại dịch Covid 19.
Dịch bệnh vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, chúng ta hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi hiểm nguy bằng những việc làm đơn giản như tuân thủ quy định 5K, để Sài Gòn yêu dấu mau khỏi bệnh và mọi người sẽ lại được hòa mình trong dòng người, dòng xe đông đúc! Sài Gòn ơi! Cố lên!
Ngọc Nga.